Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Để được coi là hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là mầm bệnh, có thể là từ virus đến ký sinh trùng, và phải phân biệt chúng với những mô khỏe mạnh của cơ thể. Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch tự nhiên với hệ thống miễn dịch thu được, hoặc miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào. Ở người, hàng rào máu–não, hàng rào máu–dịch não và các hàng rào chất lỏng–não tương tự tách biệt hệ thống miễn dịch bình thường với hệ thống miễn dịch não, vốn chuyên bảo vệ não.
Ở người có 3 loại miễn dịch chính:
Miễn dịch bẩm sinh
Tất cả chúng ta lúc vừa được sinh ra đã có mức độ miễn dịch nhất định để chống lại tác nhân gây hại. Hệ thống miễn dịch của con người, tương tự như của nhiều loài động vật, sẽ tấn công những mầm bệnh ngay từ ngày đầu, bao gồm các rào cản bên ngoài của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.
Nếu mầm bệnh vượt qua được lớp phòng thủ đầu tiên là hệ thống miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch chủ động hoặc thụ động trong cơ thể sẽ xảy ra.
Miễn dịch chủ động
Hệ thống miễn dịch này giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phát triển của mầm bệnh. Khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vaccine, cơ thể sẽ xây dựng một loạt kháng thể với các mầm bệnh khác nhau. Điều này đôi khi được gọi là bộ nhớ miễn dịch vì hệ thống miễn dịch của chúng ta có khả năng nhớ những tác nhân gây hại trước đó.
Miễn dịch thụ động
Loại miễn dịch này “mượn” từ một nguồn khác, nhưng không kéo dài mãi mãi. Chẳng hạn như, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này giúp bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.
Hiện nay còn nhiều phương pháp để bổ sung hệ thống miễn dịch: chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng là những lựa chọn lối sống quan trọng mà chúng ta có thể thực hiện để giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động ở mức cao hơn.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bôt sung một số loại vitamins, thảo dược khác.
NAC
N-acetyl cysteine đến từ axit amin L-cysteine. Axit amin là tạo nên protein. N-acetyl cysteine có tác dụng như thuốc.
N-acetyl cysteine xử lý ngộ độc acetaminophen bằng cách kết hợp các dạng độc hại của acetaminophen được hình thành trong gan. N-acetyl cysteine cũng là chất chống oxy hoá, vì vậy N-acetyl cysteine có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư.
N-acetyl cysteine được sử dụng trong các trường hợp:
- Chống ngộ độc acetaminophen và carbon monoxide
- Đau ngực (đau thắt ngực không ổn định)
- Tắc đường mật ở trẻ sơ sinh
- Chứng xơ cứng động mạch bên trong
- Bệnh Alzheimer
- Phản ứng dị ứng với thuốc chống động kinh phenytoin (Dilantin)
- Viêm màng ngoài da
- Giảm mức lipoprotein, nồng độ homocysteine, nguy cơ đau tim và đột quỵ ở bệnh nhân bị bệnh thận nghiêm trọng
NAC cũng được dùng để điều trị khi dùng quá liều paracetamol (acetaminophen) và để làm tiêu chất nhầy ở những người bị xơ nang hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nó có thể được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch, qua đường miệng, hoặc hít dưới dạng sương mù. Một số người sử dụng nó như là một chất bổ sung chế độ ăn uống.
Kẽm
Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của cơ thể. Với vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não.
Kẽm giúp là tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có cấu trúc của tế bào 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn keetscacs chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.
Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Cụ thể:
- Kẽm có nồng độ cao trong não ở vùng hippocampus, vỏ não, bó sợi rêu… việc thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt
- Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính
- Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt
- Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố như tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận kết hợp với thần kinh nội tiết điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh, bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi
- Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da.
- Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác mất hẳn hoặc bớt nhạy cảm, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng…
- Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống bệnh nhiễm khuẩn.
Vitamin C

Vitamin C là một trong nhiều chất tham gia hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể. Các chất chống oxy hóa (Vitamin E, beta-caroten, Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra nước tiểu.
Vitamin C bổ sung trong các trường hợp:
- Chống oxy hóa
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Phòng chống bệnh tim mạch
- Tạo Collagen
- Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh
- Thải độc
- Phối hợp tốt trong sử dụng Sắt, Canxi và Acid folic
Một số viên uống bổ sung Vitamin C tốt hiện nay:
Kẹo Dẻo Bổ Sung Vitamin C | California Gold Nutrition | Non GMO | No Gelatin | 90 Viên |
![]() |
Nấm linh chi
Linh chi có nhiều tên gọi: nấm Vạn năm, nấm thần tiên. Tên Việt Nam là Linh chi, LingZhi (tiếng Trung Quốc), Reishi (tiếng Nhật bản). Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst.
Thành phần hoá học:
- Những hợp chất đa đường (45% số lượng): beta-D-glucane, arabinogalactane; ganoderane A, B va C;
- Triterpen : acide ganoderic A, B, C, D, F, H, K, M, R, S, và Y, các acid lucidenic A, B, C, D, E, F, G…, các lucidon A, B, C, các acid ganolucidic A, B, C, D và E, ganoderal A, các ganoderiol A, B, C, D, E, F, G, H, I, các ganoderol A và B, ganodermanonol, ganodermatriol…
- Ganodermadiol, phân sinh của acide lanostaoic.
- Esteroid: Ganodosterone.
- Acide béo: các acid tetracosanoic, stearic, palmitic, nonadecanoic, behenic.
- Chất đạm protid : Ling Zhi-8; glycoproteine (lactine).
- Khoáng chất: germanium, calcium, K, Fe, Mg, Mn, Zn, Ca, Be, Cu, Ag, Al, Na…
- Những chất khác: manitole, trechalose, adenine, uracine, lysine, acide stearic, tất cả rất nhiều acid amin.
Công dụng
Có tác dụng tư bổ cường tráng. Germanium giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ô xy tốt hơn. Lượng polysaccharid cao có trong Linh chi làm tăng sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gân, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
Thường dùng trong các trường hợp:
- Suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ;
- Viêm khí quản mạn tính, bệnh ho lao do nhiễm bụi silic;
- Viêm gan, huyết áp cao;
- Ðau mạch vành tim, tăng cholesterol huyết;
- Ðau dạ dày, chán ăn;
- Thấp khớp, thống phong.
Nói chung, linh chi được sử dụng làm thuốc để bồi bổ cơ thể, làm giảm chất béo và chất đường trong máu, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, kéo dài quá trình lão hoá của các cơ quan trong cơ thể.
Omega-3 fatty acids
Axit béo omega-3 là axit béo không bão hòa đa (PUFA) với liên kết đôi ở nguyên tử carbon thứ ba từ cuối chuỗi carbon. Ba loại axit béo omega-3 liên quan đến sinh lý con người là axit a-linolenic (ALA) (có trong dầu thực vật), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) (thường được tìm thấy trong dầu cá từ vi tảo được tiêu thụ thêm bởi thực vật phù du, một nguồn thực phẩm cho cá).
ALA là acid béo “thiết yếu”, vì không tạo thành được trong cơ thể, cần phải nhập từ thức ăn. Trái lại, EPA và DHA không thực sự “thiết yếu”, vì có thể tạo được trong cơ thể từ ALA. Tuy nhiên, sự tạo thành EPA và DHA không đủ, vì tạo rất chậm và có giới hạn.
Trong bệnh tim mạch:
– Chống loạn nhịp tim
– Chống huyết khối
– Chống vữa xơ động mạch
– Chống viêm
– Tạo thuận lợi cho chức năng nội mô mạch máu
– Làm giảm huyết áp (với liều cao)
– Giảm hàm lượng triglycerid huyết thanh
Phần lớn các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ăn cá nhiều (nhất là cá béo) có làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch. Omega-3 có làm giảm triglycerid – máu.
Để dự phòng thứ phát, nhiều công trình cho thấy omega-3 dùng sau nhồi máu cơ tim có làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Trong các bệnh viêm và miễn dịch
Trong viêm khớp dạng thấp, bổ sung dầu cá có tác dụng có ích loại trừ một số triệu chứng. Trong các bệnh viêm mạn tính đường tiêu hóa (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng) và hen phế quản, các bệnh tự miễn, thấy omega-3 có lợi ích vừa phải trong dự phòng thứ phát.
Ung thư:
Chưa có bằng chứng là acid béo omega-3 làm giảm nguy cơ ung thư.
Bệnh ngoài da:
Một vài nghiên cứu cho thấy omega-3 có ích trong hỗ trợ điều trị viêm da, chàm và vảy nến.
Trong bệnh đọc khó, loạn phối hợp động tác và trong các rối loạn về tự kỷ, về tăng động, thấy omega-3 (chủ yếu là EPA) có khi có ích lợi, nhưng chưa đủ bằng chứng khẳng định về hiệu lực.
Khi mang thai, cho con bú và ở trẻ nhỏ tuổi:
Các acid béo omega-3 là mấu chốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai và trẻ bú mẹ. Trong thai kỳ, nếu mẹ không dùng đủ omega-3, thì thai sẽ thiếu hụt omega-3 (DHA, EPA), nên có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thần kinh của trẻ.
Cung cấp đầy đủ omega-3 trong thai kỳ còn ngăn ngừa đẻ non, ngăn ngừa trẻ nhẹ cân lúc sơ sinh và bảo đảm thị lực tốt cho trẻ sau này.
Viên uống California Gold Nutrition Omega-3 Premium Fish Oil 100 Fish Gelatin Softgels